Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

KHI TÔI MỌI TRỞ THÀNH CON CÁI


Khi Tôi Mọi Trở Thành Con Cái
Dường ấy, ngươi không phải là tôi mọi nữa, bèn là con; và nếu ngươi là con, thì cũng là kẻ kế tự bởi ơn của Đức Chúa Trời” (Galati 4:7).
Đối với một học sinh may mắn, thì hôm ấy là ngày nghỉ học, song khả thi cho sự thực hôm nay là Ngày của Các Vị Tổng Thống, nó đã lướt qua sự chú ý của bạn. Nằm giữa ngày Valentine và ngày của Thánh Patrick, Ngày của Các Vị Tổng Thống bị lạc mất giữa mớ thiệp, hoa hồng và quốc huy. Dầu vậy, đây là một ngày quan trọng. Việc tưởng nhớ các vị Tổng thống như Washington và Lincoln, đối với họ chúng ta mắc một món nợ thật là lớn lao, đặt cuộc sống của chúng ta vào một triễn vọng phong phú hơn.
Thí dụ, hãy suy nghĩ đến Tổng thống Lincoln. Ông được tưởng nhớ đến đời đời vì đã thủ tiêu nỗi xấu hổ của chế độ nô lệ ở nước Hoa kỳ. Mọi sự tin quyết đã thúc đẩy ông chống lại làn sóng dư luận phổ thông và chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, Lincoln đã ký Bản Tuyên Ngôn Giải Phóng — một đạo luật hành pháp giải phóng tất cả nô lệ. Trong việc ký một văn bản như thế, ông đã tham gia vào câu lạc bộ hành pháp của những người như Wilberforce và thậm chí cả Môise, là người đã liều mạng sống mình để công bố sự tự do cho kẻ bị áp bức.
Tân Ước chẳng lạ lùng gì với mọi tiến trình của chế độ nô lệ. Vào thời của Phaolô, từng thành phố chính đều có một chỗ trong khu chợ, ở đó hàng nô lệ bị đem ra bán buôn. Khi một nô lệ bị đưa ra chỗ ấy, người biết rõ số phận của mình sẽ bị đóng ấn bởi ai đó trả giá cao để mua mình. Có ba hệ quả khả thi. Kẻ nô lệ sẽ bị mua để trở thành nô lệ cho ông chủ mới của mình. Hay, người mua có thể buông tha cho gã nô lệ mới được mua về. Rõ ràng, hầu hết nô lệ đều phải đứng trần truồng trước mặt những người đi mua nô lệ, họ trố mắt hy vọng rằng mình sẽ được mua với giá cao. Song với triễn vọng ấy, về mặt luật pháp, người mua giá cao nhất có thể đưa gã nô lệ về làm con nuôi rồi biến hắn thành con cái, điều nầy có nghĩa là gã nô lệ trước đây sẽ có nhiều đặc ân của một gia đình đầy đủ và một vị trí bình đẳng trong việc thừa kế của gia đình. Sự hiểu biết như thế nầy xa vời đến nỗi một nô lệ khó mà hình dung được như thế. Bị kẹt cứng vô vọng trong tình trạng nô lệ, tư tưởng trở thành con cái là một thứ bất khả thi không thể mơ tưởng đến được bao giờ.  
Và, khi bạn suy nghĩ đến việc ấy, hãy suy nghĩ trong lòng mình xem. Chỉ có hai loại người trong thế gian nầy. Người nào đang sống trong vòng nô lệ cho Satan và người nào đang sống trong ân điển của Đức Chúa Trời đều là con cái của Ngài! Kỳ thực, theo Rôma 6:1-23, hết thảy chúng ta ra đời đều là nô lệ cho chế độ của địa ngục. Và khi ấy, Chúa Jêsus trong tình yêu thương và sự thương xót của Ngài đã xuất hiện trong khu chợ tội lỗi và đã nhìn thấy bạn đang đứng trong khu nô lệ, trần truồng và bị trói buộc trong vô vọng. Khi giá cả được đấu với mức độ ngày càng cao, Ngài nhấc bàn tay có dấu đinh lên, chỉ vào bạn, và cuộc đấu giá bèn dừng lại — vì chẳng ai có thể trả nổi cái giá mà Ngài đã trả thay để mua lấy bạn! Và khi hai chơn của bạn chẳng còn bị xiềng xích nữa, mấy tên lính dẫn bạn đến bên cạnh Ngài và rồi bạn nghe thấy mấy lời nầy mà bạn tưởng chừng như mình sẽ chẳng bao giờ nghe thấy: “Ta yêu ngươi, Ta muốn khiến ngươi thành con trai của Ta, một kẻ kế tự đầy đủ!” “Ta muốn khiến ngươi thành con gái của Ta!”
Và giờ đây, với Đức Chúa Trời là Cha của bạn, mọi đặc ân đầy đủ của một gia đình đang thuộc về bạn. Được đến gần với Cha yêu thương, là kẻ kế tự Đức Chúa Trời ngự trong lòng, mọi quyền hạn đầy đủ đối với các báu vật như bình an, yên ủi, tin cậy, vui mừng, và sự bảo đảm với sự thực là không bao lâu nữa thiên đàng sẽ thuộc về bạn — mọi sự đều thuộc về bạn cho đến đời đời!
Và, như bạn có thể hình dung ra, những nô lệ nào đã trở thành con trai và con gái đời đời biết ơn và vui sướng phục vụ Cha của họ mà chẳng chút lưỡng lự chi hết. Một khi chúng ta không còn là nô lệ nữa mà là con trai con gái, đối với tôi dường như cuộc đời của tôi và của bạn chỉ còn sống để yêu thương và phục vụ Ngài mà thôi!
Tổng thống Lincoln đã giải phóng hàng nô lệ, nhưng chỉ có Chúa Jêsus mới có thể khiến một nô lệ trở thành con trai — chỉ có Chúa Jêsus mới có thể khiến một nô lệ trở thành con gái!
Không có gì lạ lùng khi bài thánh ca được sáng tác . . .
Xiềng xích rơi ra, lòng tôi thảnh thơi;
Tôi chỗi dậy, bước theo Ngài.
Tình yêu lạ lùng! Đức Chúa Trời tôi, vì cớ ấy Ngài đã chịu chết vì tôi!   

HÀNH TRÌNH CỦA BẠN …
·         Bạn nhớ gì về những ngày trước khi bạn đến với Đấng Christ? Cảm nhận ra sao về tình trạng nô lệ?
·         Sự giải phóng ra khỏi tình trạng nô lệ của bạn được mô tả ra sao ở Rôma 6:1-23? Điều đó khích lệ bạn ra sao trong việc bước đi với Đấng Christ?
·         Những ơn phước nào được liệt kê ra cho con cái của Đức Chúa Trời trong Galati 4:1-31?


Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

MỘT CHÚT HÊRỐT TRONG HẾT THẢY CHÚNG TA

MỘT CHÚT HÊRỐT

TRONG HẾT THẢY CHÚNG TA

            Nghe tin ấy, vua Hê-rốt cùng cả thành Giê-ru-sa-lem đều bối rối Mathiơ 2:3
            Khi các nhà khảo cổ đào bới cung điện của Vua Hêrốt — một cấu trúc sang trọng với một hồ hơi lớn đủ để neo nhiều chiếc thuyền! Cấu trúc ấy nằm trên một ngọn đồi ở ngoài thành Bếtlêhem, địa điểm nầy cho phép nhà vua theo dõi mọi diễn biến của thị trấn nhỏ đó. Tiên tri Michê đã nói tới một vì vua sẽ nổi bật lên từ Bếtlêhem, và Hêrốt, đang quan sát từ cung điện mình, đã sẵn sàng dọn dẹp bất cứ thách thức nào đối với ngai vàng của ông. Khi mấy thầy bác sĩ đến hỏi han về chỗ “nhà vua” mới chào đời (Mathiơ 2:2), Hếrốt đã nổ lực gạt gẫm họ dẫn dắt ông đến với Chúa Jêsus. Rồi khi chương trình thất bại, ông đã giết hết thảy những đứa trẻ nam dưới hai tuổi (Mathiơ 2:16). Hêrốt đã từ chối không chịu đứng hàng thứ nhì.
            Giăng Báptít thì ngược lại. Nhân vật lang thang trong sa mạc, mặc áo bằng da dê, ăn châu chấu, không phải là một ngôi sao biểu diễn như Hêrốt. Tuy nhiên, chức vụ của ông đã kéo nhiều đoàn dân đông đến khi ông rao ra một sứ điệp nói tới sự ăn năn trong khi chuẩn bị đón Đấng Mêsi hầu đến. Mác ghi lại rằng mọi người trong thành Jerusalem đều ra nơi đồng vắng đặng nghe ông giảng. Thật là dễ cho Giăng lên mình. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus xuất hiện một ngày kia, Giăng hạ mình xuống chuyển mọi sự chú ý hướng về Đấng Christ, ông tuyên bố: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!” (Giăng 1:29). Giăng kể đây là một đặc ân khi được đứng sau Chúa Jêsus và sẵn sàng đưa sự nổi bật về phía Cứu Chúa.
            Khi bạn suy nghĩ về hai nhân vật đồng thời của Chúa Jêsus, hãy tự hỏi mình bạn giống ai nhiều nhất — Hếrốt hay là Giăng? Tôi e, nếu chúng ta thật sự thành thực, có một chút Hêrốt trong hết thảy chúng ta. Thường thì chúng ta nổ lực bám víu vào vinh hiển riêng của mình và cố gắng nén ý chỉ của Chúa Jêsus lại trong đời sống của chúng ta khi ý chỉ ấy đe doạ quyền điểu khiển vương quốc riêng của mình? Thay vì thế, nếu bạn cứ ngó thẳng ở đàng trước, bạn sẽ giống như Giăng, rồi vui mừng sấp mình xuống trước Chiên Con là Đấng cất tội lỗi chúng ta đi, hướng mọi sự chú ý về Ngài — là Đấng duy nhứt xứng đáng nhận lấy sự chú ý đó.
            Đồng thời, thân thể của Hêrốt đã được tìm gặp trong cuộc khai quật. Kẻ đứng đầu hàng đã chết. Nhưng Chiên Con là hằng sống! Khi bạn biết Ngài xứng đáng là thể nào, thì được đứng ở sau lưng Ngài quả là một đặc ân!
HÀNH TRÌNH CỦA BẠN …
+ Bạn giống với ai nhiều nhất vậy — Hêrốt hay Giăng?
      + Có bất kỳ thái độ hay hành động nào trong tấm lòng hay lý trí của bạn đang tìm cách dập tắt quyền tể trị hợp pháp của Chúa Jêsus không?
      + Bạn có giống nhiều với Giăng Báptít, hướng sự chú ý về phía Chúa Jêsus thay vì về bản thân mình? Hãy tìm miến một cách thức đặc biệt nào đó để làm việc ấy ngay hôm nay đi! 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Như Con Nai Cái

Như Con Nai Cái

            "Đức Chúa Trời ôi! linh hồn tôi mơ ước Chúa, như con nai cái thèm khát khe nước" Thi thiên 42:1
            Cách đây mấy năm, vợ tôi là Martie cùng với tôi có kinh nghiệm đặc biệt về việc cỡi lạc đà trong sa mạc của Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Chúng tôi ngồi lắc lư trên lưng của loài vật xấu xí đó trong một giờ đồng hồ khi chúng tôi ngắm nhìn nét yên tĩnh của sa mạc. Trong quá trình mô tả các thuộc tánh của loài lạc đà, hướng dẫn viên của chúng tôi nhắc rằng chúng có thể sống trong 3 tháng mà không cần uống nước. Rõ ràng là chúng được dựng nên để sống trong sa mạc.
            Đúng là một sự tương phản với nét đẹp, linh dương “loại A” mà tác giả đã có trong trí ở Thi thiên 42:1-11. Chạy nhảy qua nhiều cánh đồng cùng mấy khu rừng, con nai được thoả thích và được nâng đỡ bằng nước trên một cơ sở đều đặn. Nó cần đến nước và dễ khát nước với cuộc sống chạy thật nhanh của nó.
            Chúng ta sống trong sự dư dật nước nhiều hơn giống lạc đà và loài nai. Hiếm hoi ý thức được nhu cần đến Đức Chúa Trời, một số người có thể đi nhiều tháng trời mà chẳng khát khao Ngài. Đối với một số người trong chúng ta, sống là một sự trải dài về tôn giáo và sinh hoạt đời thường mà chẳng ý thức chi về sự nương cậy hoàn toàn nơi Ngài hoặc thành thật khao khát muốn nhận biết Ngài. Vấn đề, ấy là chúng ta chưa kiến thiết cho cuộc sống trong một sa mạc thuộc linh. Chúng ta được dựng nên — được cứu chuộc, thực vậy — cho sự tiếp cận đều đặn, thoả lòng trong sự hiện diện tươi mới của Đức Chúa Trời trong linh hồn của chúng ta.
            Vì vậy, điều chi giữ chúng ta không thực sự khao khát và muốn tìm kiếm Ngài vậy? Trong mọi điều khiến cho chúng ta giống như con lạc đà, chẳng có một việc nào rõ ràng như tội tự cung tự cấp. Chúng ta đã đẩy Chúa Jêsus ra ngoài lề, trong khi chúng ta cứ mãi lo về kinh doanh. Hãy ấp ủ Ngài như người bạn của linh hồn chúng ta và sự cần thiết tối thượng trong cuộc sống không cứ cách nào đó đã vuột khỏi chúng ta. Nhưng việc ấy không tránh được Ngài. Ngài vẫn gõ nơi cửa lòng chúng ta để hiến cho mối tương giao ngọt ngào mà chỉ có Ngài mới có thể đem đến mà thôi (Khải huyền 3:20).
            Chúng ta hãy uống cho no nê, sống trong Chúa Jêsus thì giống nhiều với con nai cái và đừng giống nhiều với con lạc đà kia.
HÀNH TRÌNH CỦA BẠN …
· Có phải tôi giống nhiều với con lạc đà hơn hay con nai cái hơn? Tại sao?
· Có phải tôi để thì giờ ra với Lời Chúa mỗi ngày? Nếu “có”, tôi đã học được gì rồi? Nếu “chưa”, tại sao tôi lại chễnh mãng lần nầy với Chúa chứ?
· Tôi đã học được gì về tự tự cung tự cấp của tôi? Thánh Linh của Đức Chúa Trời và Ngôi Lời đã làm cho tôi tươi mới như thế nào?



Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Thi thiên 1:3: "Theo Đuổi Hạnh Phúc"


Theo Đuổi Hạnh Phúc

            Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết, lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng(Thi thiên 1:3).
            Cuốn phim The Aviator phác hoạ cuộc sống hấp dẫn của Howard Hughes. Vào thập niên 1930 và 40, ông đã gây ấn tượng mạnh với công chúng bằng những tiến bộ công nghệ hàng không rực rỡ rồi trở thành người giàu có nhất ở nước Mỹ. Dường như ông có mọi sự mà một người có thể mong muốn. Tuy nhiên, ông sống rất đáng thương và bị hành hại với một số bệnh tâm thần sau nầy trong cuộc sống khiến ông thành kẻ hoang tưởng cho tới ngày ông qua đời.
            Cuộc đời của ông là một sự nhắc nhớ rằng khi đến với hạnh phúc, tiền bạc không phải là câu trả lời. Tin tức như thế nầy chẳng có gì là mới mẻ hết. Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng tiền bạc không phải là tấm vé dẫn tới hạnh phúc — tuy nhiên chúng ta hành động giống như chúng ta tin vậy.
            Có những việc giống như miếng mồi của một cuộc đầu tư tốt hơn hay tiền bạc đổ ra vì một việc gì đó, hay cảm xúc rằng nếu tôi chỉ có đủ tiền để mua thứ gì đó ao ước, nó lôi kéo tấm lòng chúng ta đến chỗ phải sống vì tiền. Chúng ta sống giống như những kẻ lang thang lê bước khắp sa mạc của cuộc đời từ ảo ảnh vật chất nầy đến ảo ảnh vật chất khác rồi lấy làm lạ không biết sao chúng ta không cảm thấy hạnh phúc.
            Trong Thi thiên 1:1-6, trước khi tác giả Thi thiên nói cho chúng ta biết chỗ để tìm gặp hạnh phúc mà Đức Chúa Trời hiến cho, chúng ta được truyền cho biết không tìm được chỗ ấy. Giao du với bạn bé bất kỉnh, nghe theo lời khuyên của thứ sách báo và số tử vi thuộc loại tự cứu giúp, và phù hợp với đầu vào văn hoá ở chung quanh chúng ta, hết thảy đều dẫn xuống thứ con đường có kết cuộc là sự chết. Một trong những con đường chủ yếu đưa đến chỗ chết chóc là “làm giàu và sống hạnh phúc”. Không may, ảnh hưởng bất kỉnh không đến chỉ từ hạng người “ở ngoài kia”. Nó tinh tế thấm dần vào trong nhà thờ của chúng ta, những cuộc trao đổi với bạn bè Cơ đốc, và thỉnh thoảng nó đến từ những chỗ như toà giảng cùng các ấn phẩm của nhà thờ. Hãy suy nghĩ xem, lời khuyên xấu dễ nhiễm vào tư tưởng của chúng ta, làm phân tâm sự tập trung của bạn, và làm giảm cảm giác hạnh phúc của bạn. Nếu cuộc theo đuổi của bạn trong cuộc sống là sự thành công về vật chất, hãy nhớ, nó không hữu hiệu với Howard Hughes, và bạn có thể đoán nó cũng chẳng hữu hiệu với bạn nữa đấy.
            Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Tác giả Thi thiên khẳng định rằng cuộc sống hạnh phước thực sự tìm gặp sự vui mừng và thoả lòng của nó trong việc sống theo đường lối và Lời của Đức Chúa Trời. Chẳng có một sự phước hạnh nào lớn lao hơn ý thức về một lương tâm trong sạch, lương tâm được yêu thương và được dẫn dắt bởi Đức Chúa Trời, và sự giàu có của việc nhận biết rằng cuộc sống đang được sống trong sự an ninh của luật pháp Đức Chúa Trời. Hãy từ chối lời khuyên xấu cho rằng luật lệ của Đức Chúa Trời là loại còng thiêng liêng và hãy vui mừng vì “điều răn của Ngài không phải là nặng nề” (I Giăng 5:3) mà là một nguồn phước và sự vui mừng (Giôsuê 1:8).
            Tìm kiếm hạnh phước thực ư? Hãy vui thích trong luật pháp của Đức GIÊHÔVA và sống theo mọi nguyên tắc của Lời Ngài!
Hành Trình Của Bạn …
· Đâu là xác định về hạnh phúc của thế gian? Nó sánh với định nghĩa của Kinh thánh như thế nào?
· Tác giả Thi thiên nói rằng chúng ta nên suy gẫm luôn về luật pháp của Đức GIÊHÔVA. Đâu là những bước thực tế bạn có thể thực hiện để suy gẫm luôn Lời của Ngài hôm nay? Để khởi sự, hãy học thuộc lòng Thi thiên 1:1-3.
· Có phải bạn cảm thấy rằng bạn có khả năng chìu theo lời khuyên bất kỉnh không? Lần tới một người bạn đáng tin cần lời nói khôn ngoan, phải biết chắc rằng Lời của Đức Chúa Trời là nền tảng cho phần mưu luận của bạn.


Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Phải Cảm Tạ, Không Cứ Cách Nào



Phải Cảm Tạ,

Không Cứ Cách Nào

“phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa”
            Ngày mai là Lễ Tạ Ơn — lâu nay là ngày lễ mà tôi rất ưa thích. Tôi không rõ lý do tại sao, trừ ra ngày ấy luôn có vẻ rất suông sẻ. Có cái hay là ngày lễ nầy không mang hình thái thương mại hóa giống như Lễ Halloween và Lễ Giáng Sinh. Chẳng có yêu tinh hay mấy đứa trẻ đứng vòi kẹo, và không có trang trí loè loẹt, các danh sách thiệp, mua sắm cho những người thực sự chẳng có gì cần thiết, và không có chuyện dọn dẹp các thứ giấy hộp bị cắt nhỏ v.v…
            Hãy ngã mũ chào mừng Lễ Tạ Ơn! Đây là ngày lễ tàng hình bay dưới màn rađa quảng cáo của những nhà bán lẻ. Mọi sự còn lại là gia đình, gà tây nhồi, nước sốt cranberry, bánh bao, một ngọn lửa lung linh trong lò sưỡi, một trận bóng đá trên truyền hình, và rồi bánh sandwiches và thêm bánh tây nữa. Chẳng có gì nhiều hơn những thứ nầy. Không có gì phải ngạc nhiên khi gọi đó là Lễ Tạ Ơn!
            Cho nên, nếu như bạn không có một gia đình cùng bữa ăn gà tây, mọi sự ấy đang nhắc cho bạn nhớ đấy là Lễ Tạ Ơn. Chúng ta hãy đối diện với Lễ ấy; có nhiều người cảm thấy cô độc rất sâu sắc vào các kỳ lễ. Nếu đây là một năm đặc biệt khó khăn và bạn gặp phải nhiều rối rắm, thì rất dễ cho bạn cảm thấy rằng mình chẳng có gì để mà tạ ơn cả. Và, hãy tin tôi đi — có nhiều người cảm nhận như thế lắm. Những bà góa, người cao tuổi, bậc cha mẹ độc thân, những người lính đang đồn trú nơi xa xôi, người đau ốm, nạn nhân của thảm họa — và bảng danh sách còn dài lắm.
            Trong trường hợp bạn đang suy nghĩ, Đấy là những gì tôi đang cảm tạ — tôi không thích chúng! Tôi có nhiều điều để mà cảm tạ . . . Hãy suy nghĩ lại đi. Trong chỗ sự tể trị của Đức Chúa Trời hơi chùng bước chẳng hạn, bạn và tôi có thể mất đi mọi thứ mà mình ấp ủ. Rồi sao nào? Bỏ không cảm tạ sao? Không, nếu bạn biết mình vẫn còn có cớ để mà cảm tạ. Tôi biết chắc rằng khi chúng ta thực sự cảm thấy buồn bã ở trong lòng, chúng ta không muốn ai đó phải vỗ tay. Điều đó sẽ vùi dập bữa tiệc thương hại đi! Nhưng hãy cho phép tôi thử xem.
            Nếu bạn có Chúa Jêsus và sự hiện diện mạnh mẽ của Ngài trong đời sống của bạn. . .
            Nếu bạn có Lời của Ngài để yên ủi và quyết chắc với bạn rằng mọi sự không ở trong chỗ mất mát và nổi thất vọng của bạn là vùng đất phì nhiêu, ở đó Đức Chúa Trời thường làm việc để đem lại ơn phước và có được sự vinh hiển của Ngài và ích cho bạn. . .
            Nếu bạn tin rằng đây không phải là thế giới duy nhứt bạn đang có và Ngài đã trả giá để cho bạn đến với một thế giới đời đời tốt đẹp hơn . . .
            Nếu bạn tin rằng khóc lóc đến trọ ban đêm và buổi sáng bèn có sự vui mừng . . .
            Nếu bạn vẫn có thể cầu nguyện . . .
            Nếu bạn có thể cung ứng sự giúp đỡ cho ai đó đang có cần. . .
            Nếu bạn không để mất thứ chi thực sự đáng kể trong đời sống  của bạn . . .
            Thế thì hãy chỗi dậy rồi khởi sự ngợi khen. Đó là phép trị liệu.
            Còn những người nào trong chúng ta dâng lời cảm tạ vì cớ sức khỏe tốt, bạn hữu, tiền bạc, nhà cửa, và gà tây, chúng ta có việc gì đó phải tiếp thu ở đây. Những thứ mà chúng ta thực sự đáng phải cảm tạ đúng là tài sản tốt lành chúng ta không thể mất do Chúa Jêsus ban cho chúng ta đến đời đời!
            Vì vậy, chúng ta hết thảy hãy tạ ơn! Và phải biết chắc rằng bảng danh sách những thứ cần phải cảm tạ được đôn lên cao bởi các việc tốt lành mà Đức Chúa Trời trong ân điển của Ngài đã cung ứng cho bạn.
            Lễ Cảm Tạ Phước Hạnh!



Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Cái Chạm Thế Hệ


Cái Chạm Thế Hệ

            "Còn ta đây, cũng chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà thôi cầu nguyện cho các ngươi. Ta sẽ dạy các ngươi biết con đường lành và ngay" (I Samuên 12:23).
            Tôi luôn bị cuốn hút bởi những truyện tích nói tới hạng người mà Đức Chúa Trời đã chọn để sử dụng trong các phương thức thật đặc biệt. Hai trong những vị anh hùng của tôi là Charles và John Wesley. Charles đã viết ra hàng trăm bài thánh ca, phần nhiều trong số đó vẫn còn được Cơ đốc nhân hát lên trên khắp thế giới. Sau khi quan sát lễ đăng quang của Vua nước Anh và nghe thấy quần chúng đứng xếp hàng trên các đường phố ca hát ngợi khen nhà Vua, Charles đã viết ra lời hát nầy: “Ôi, hàng ngàn lưỡi cất tiếng hát ngợi khen Đấng Cứu Chuộc cao cả của tôi”. Anh của tôi là John đã phó thách đời sống mình để đem Tin Lành đến Anh quốc và qua biên giới nước Mỹ trên lưng ngựa. Bạn và tôi đều mắc nợ John Wesley hôm nay vì tình cảm của ông ấy dành cho Tin Lành.
            Nhưng tôi thấy ấn tượng hơn khi xem xét đức tin thuộc hạng anh hùng của thân mẫu họ, là Susanna. Bà mẹ có 19 người con, bà hiểu rõ tầm quan trọng của việc dấy lên một thế hệ tin kính, bất chấp người chồng trác táng không bao giờ có mặt ở nhà. Với mọi sự nhọc nhằn của mình, bà có mọi lý do để than phiền và đắm mình trong việc tự thương hại và cay đắng, song thay vì thế, bà đã trung tín cầu thay cho các con mình và cài ở trong chúng một sự khao khát muốn hầu việc Chúa. Từng ngày một, bà nhóm các con lại ở quanh mình rồi đọc Kinh thánh cho chúng nghe và dạy dỗ chúng mọi đường lối của Ngài. Đời sống của bà làm minh họa cho lời lẽ của Samuên: Còn ta đây, cũng chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà thôi cầu nguyện cho các ngươi. Ta sẽ dạy các ngươi biết con đường lành và ngay (I Samuên 12:23).
            Một trong những chương trình của Đức Chúa Trời cho gia đình của chúng ta là cung ứng một môi trường để chuẩn bị cho thế hệ kế tiếp bằng cái chạm tin kính, và bạn sẽ muốn gần gũi với chương trình ấy và Satan sẽ không thấy hài lòng về chương trình đó. Trải qua lịch sử, chúng ta có thể nhìn thấy mọi nổ lực của Ngài dẫn tới cái chạm thế hệ của dân sự Đức Chúa Trời. Bắt đầu với Ađam và Êve, con cháu đang ở trong chỗ liều mạng. Sự giết Abên nơi tay của anh ruột mình là minh chứng rằng là Satan sẽ làm bất cứ điều gì để hủy diệt cái chạm của dòng dõi tin kính. Và hắn đã không dừng lại.
            Cái giá cao của cuộc sống đã tạo ra thứ gia đình có hai việc làm rất phổ biến hôm nay thậm chí giữa vòng những người tin theo Đấng Christ. Nhiều gia đình cần hai việc làm chỉ để sống còn mà thôi. Kết quả là, thời gian đủ dành cho con cái chúng ta sẽ phải chịu khổ. Để chúng ở nhà để tự chúng loay hoay với cái máy tính, còn ít khổ hơn là để chúng chơi các thứ trò chơi khác trên sàn nhà, trao tấm lòng của chúng vào thứ rác rưỡi nguy hiểm mà mạng Internet cung ứng cho. Con cái của chúng ta đang ở trong mối nguy hiểm của việc chịu khổ lâu dài vì cớ những gì chúng gõ vào bàn phím. Chưa nhắc tới những thứ chúng ta cho phép chúng xem trên truyền hình, lắng nghe trên iPod của chúng hoặc những kẻ mà chúng ta để cho chúng sinh hoạt với nữa.
            Làm cha mẹ là một công việc tốn rất nhiều thời gian và giữa vòng những nhiệm vụ khó khăn nhất trong cuộc sống. Bất cứ khi nào có những việc thực sự trở khó khăn trong gia đình chúng tôi, Martie vợ tôi và tôi thường nhìn nhau rồi nói: “Rồi cũng qua thôi!” Và đúng như thế, sự việc thực sự qua rất nhanh. Bạn đang có thế hệ kế tiếp trong tầm nắm bắt của mình chỉ trong một thoáng qua nhanh. Hãy làm hết sức mình vì cái thoáng qua nhanh đó. Y như chúng nói: carpe diemhãy nắm lấy cơ hội!
            Có Susanna Wesley khác trong nhà chăng? Tới phiên của bạn đấy! Ai biết được nhiều việc lớn mà Đức Chúa Trời đã chất chứa cho con cái của bạn hay cho lớp người trẻ đang chịu ảnh hưởng của bạn.
HÀNH TRÌNH CỦA BẠN…
·       Bạn có thấy không cứ cách nào đó mọi nổ lực của Satan đang ngăm dọa cái chạm thế hệ trên xứ sở của bạn chăng?  Nơi người lân cận của bạn?  Trong gia đình bạn?
·       Hãy đọc Châm ngôn 3:1-6.  Theo phân đoạn Kinh thánh nầy, khi hay biết được viễn cảnh của đứa con hay một bậc phụ huynh, bạn sẽ làm gì để giúp làm dấy lên một thế hệ tin kính?
·       Con cái tiếp thu nhiều từ những gì chúng nhìn thấy nơi chúng ta hơn là từ những thứ chúng lắng nghe từ chúng ta. Con cái của bạn tiếp thu được những sự thực quan trọng nào bởi những gì chúng nhìn thấy trong đời sống của bạn? Phải đặc biệt đấy!
·       Khi nào là lần sau cùng bạn nhìn nhận rằng những thứ con cái bạn nhìn thấy bạn làm là sai và bạn ao ước mình sẽ là một môn đồ tốt hơn của Chúa Jêsus?
·       Khi nào là lần sau cùng bạn nhìn nhận rằng bạn đã làm cho chúng thất vọng và bạn hứa sẽ trở thành một bậc phụ huynh tốt hơn?
·       Có phải bạn muốn được con cái mình ưa thích hay có phải bạn muốn mình được tôn trọng? Hãy nhớ, làm cha mẹ không phải là một cuộc thi để được lòng người ta đâu nhé! Tình yêu chơn thật có khi nói “no” (không) đấy.
·       Có những tổ chức trong khu vực của bạn chia sẽ hy vọng và sự trợ giúp của Đức Chúa Trời với loại gia đình trong cơn khủng hoảng không? Hãy cầu xin Đức Chúa Trời chỉ cho bạn làm cách nào để bạn dấn thân vào.

Đừng Cho Gấu Ăn


Đừng Cho Gấu Ăn

            Hãy hát, hãy hát cho Ngài những bài ca! Khá nói về các việc lạ lùng của Ngài. Hãy khoe mình về danh thánh Ngài; Nguyện lòng kẻ nào tìm cầu Đức Giê-hô-va được khoái lạc! Thi thiên 105:2-3
            Mỗi năm có hơn 3, 5 triệu người đến viếng Công Viên Quốc Gia Yellowstone. Công viên đặt nhiều bảng hiệu ghi: “Đừng Cho Gấu Ăn”, song khách tham quan lại thường làm công việc đó. Kết quả là, mấy con gấu trở nên biếng nhác không chịu tìm kiếm thức ăn nữa. Vì vậy, việc đáng buồn là có một số gấu đã chịu đói đến chết ở trong rừng — là nơi có đầy đủ dinh dưỡng nhất — khi các du khách không có mặt ở đó để cho chúng ăn nữa.
            Bạn có bao giờ muốn có một ít dinh dưỡng thuộc linh đến từ Đức Chúa Trời không? Nhiều người trong chúng ta đang sống giống như mấy con gấu kia khi đến lúc phải đồng đi với Chúa Jêsus. Chúng ta muốn có đủ thứ trao tay cho chúng ta, đến thẳng từ Đức Chúa Trời — không cần phải thắc mắc chi hết. Chúng ta cứ giữ việc tìm kiếm các món ăn liền thuộc linh về sự dính dáng trực tiếp của Ngài trong đời sống của chúng ta.
            Đánh giá chất lượng mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời qua tần số và cường độ những thời điểm chúng ta thấy Ngài chạm tới đời sống chúng ta và làm thay đổi mọi sự là một điều rất lý thú. Điều nầy khiến cho chúng ta có khuynh hướng nhắm vào thái độ: “Mới đây, Ngài đã làm gì cho tôi?” Khi Đức Chúa Trời không chìu theo mọi mong đợi của chúng ta, chúng ta sa vào sự chán nản, nghi ngờ, và thậm chí có một nhận định khác thường về Ngài.
            Phải thừa nhận rằng, thật là dễ cảm thấy bị lừa dối do thiếu vắng đi những món quà thuộc linh đó. Nếu tôi nghe Bob nói tới cách thức Đức Chúa Trời cung ứng một nhà tài trợ ẩn danh cho thanh toán thế chấp của ông đúng thời hạn, tôi bắt đầu tự hỏi lý do tại sao Đức Chúa Trời không hề làm một việc như thế cho tôi. Nghe có quen không?
            Thế rồi, chúng ta đọc các truyện tích trong Kinh thánh nói tới các nhân vật đã kinh nghiệm công việc lạ lùng của Đức Chúa Trời làm trong đời sống của họ. Khi Ápraham và Sara đã quá già không thể có con được, Đức Chúa Trời đã can thiệp và đã làm một việc thật là ngoạn mục. Sau đó, khi Đức Chúa Trời bảo Ápraham phải dâng Ysác làm của lễ, Đức Chúa Trời đã hiện ra trong một phương thức thật kỳ diệu và buông tha mạng sống cho Ysác.
            Vì vậy, thật là dễ tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời không hành động trong đời sống chúng ta theo cách Ngài đã làm với Ápraham. Nhưng trước khi bạn nghĩ Ápraham có chỗ trăn trở, hãy nhớ rằng những lần can thiệp của Đức Chúa Trời đã được ghi lại trung bình cứ mỗi 15 năm một lần trong đời sống của Ápraham! Chỉ hãy tưởng tượng mình là Ápraham và sống 15 năm trời không có quyển Kinh thánh, không có việc ngự vào lòng của Đức Thánh Linh, không có bạn bè thuộc linh, và chẳng có một lời nào ra Đức Chúa Trời cả xem.
            Kinh nghiệm của Ápraham cho thấy rằng Đức Chúa Trời hiếm khi xâm nhập vào các đời sống với những sự tỏ ra quyền phép của Ngài. Ao ước của Đức Chúa Trời là muốn được chúng ta yêu mến và tôn vinh không phải vì các thứ trao tay, mà vì Ngài là xứng đáng cho sự ngợi khen và lòng trung thành không hề vơi của chúng ta bất chấp những gì Ngài làm hay không làm cho chúng ta. Đấy là lý do tại sao Thi thiên 105:2-3 khích lệ chúng ta: Hãy hát, hãy hát cho Ngài những bài ca! Khá nói về các việc lạ lùng của Ngài. Hãy khoe mình về danh thánh Ngài; Nguyện lòng kẻ nào tìm cầu Đức Giê-hô-va được khoái lạc! Khi thời điểm đến, không phải là Ngài sẽ chẳng trợ giúp cho bạn đâu. Ngài yêu thương bạn và quả thật sẽ tiếp trợ và bảo hộ cho. Nhưng quan điểm của chúng ta về Cơ đốc giáo sẽ bị biến dạng khi nhìn xem Đức Chúa Trời là một người cha ngọt ngào, sẵn sàng nhảy vào mỗi lúc chúng ta tưởng chúng ta cần một sự trợ giúp từ nơi Ngài. Đôi khi tôi tự hỏi, nếu thiên đàng có một tấm biển ghi như thế nầy: “Đừng cho các Cơ đốc nhân ăn!” với hàng chữ in đậm: “Họ sẽ nghĩ mọi sự chỉ là kẹo đấy thôi”!
HÀNH TRÌNH CỦA BẠN…
· Bạn có bao giờ thử quan hệ với ai đó có thái độ: “mới đây, bạn đã làm gì cho tôi” chưa? Việc ấy tác động vào mối quan hệ của bạn như thế nào? Thái độ nầy tác động mối quan hệ của một người với Đức Chúa Trời như thế nào?
· Có phải bạn khao khát một sự tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời? Hãy đọc Gióp 38–41. Phân đoạn Kinh thánh nầy làm thỏa lòng mong ước của bạn như thế nào?
· Hãy xác định một số phương thức trong đó Đức Chúa Trời đã “tỏ ra” trong đời sống bạn qua lời cầu nguyện được nhậm. Hãy viết ra một bài thơ cảm tạ Ngài. Trước khi bạn bắt đầu, hãy đọc I Sử ký 16:8-36 để có được sự khích lệ.
· Hãy đọc câu chuyện nói tới đời sống của Ápraham trong Sáng thế ký 12–25. Khi ấy, hãy đọc Hêbơrơ 11:8-19. Ápraham được ghi nhớ như thế nào trong Tân Ước?